Sở Y tế An Giang kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng tại huyện Châu Phú
Sáng 20/9/2023, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang BS CKI. Võ Huy Danh dẫn đầu Đoàn công tác của Sở Y tế đến kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM), tham gia cùng đoàn công tác có Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang. Tiếp Đoàn kiểm tra có Ông Nguyễn Văn Bé Tám - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người, BS CKII. Võ Bá Tước - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện.
Theo báo cáo nhanh của tài xỉu , tính đến ngày 17/9/2023 tình hình bệnh SXH huyện ghi nhận 512 ca mắc, giảm 1.593 ca so cùng kỳ năm 2022, không có ca tử vong, trong đó có 161 ổ dịch, xã có số ca SXH cao là: Bình Long 64 ca, Mỹ Đức 59 ca, Đào Hữu Cảnh 58 ca. Đối với bệnh TCM ghi nhận 354 ca, tăng 29 ca so cùng kỳ năm 2022, trong đó có 41 ổ dịch, địa bàn có ca mắc TCM cao là thị trấn Vĩnh Thạnh Trung 62 ca, thị trấn Cái Dầu 53 ca, xã Bình Mỹ và xã Bình Long mỗi xã 35 ca.
Cũng tại buổi kiểm tra, Đoàn đã đi khảo sát thực tế công tác phòng chống dịch tại 02 Trường Mầm non Cái Dầu, nhà trẻ Hoa Hồng và khảo sát thực tế ổ dịch TCM tại tổ 13, khóm Bình Nghĩa, thị trấn Cái Dầu. Tại mỗi điểm đến, Đoàn công tác đã chia sẻ những mối nguy cơ trong công tác phòng, chống dịch với địa phương và ghi nhận những kiến nghị đề xuất của từng đơn vị. Song song đó, đoàn cũng kiến nghị các đơn vị cần đổi mới công tác truyền thông trực quan, sinh động, tăng cường công tác hướng dẫn cặn kẽ học sinh, người dân cách phòng, chống bệnh SXH và bệnh TCM.
Kết luận tại buổi làm việc, Trưởng đoàn kiểm tra BS CKI. Võ Huy Danh - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang cho rằng thách thức lớn nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh của huyện Châu Phú là xử lý, giám sát điểm nguy cơ, sự chung tay của các cơ quan, ban ngành, đơn vị sẻ góp phần cùng ngành y tế xử lý tốt các điểm nguy cơ này. Đồng hành với công tác trên là tăng cường nâng cao ý thức người dân, vì cơ quan chức năng làm mà người dân không làm thì cũng khó đạt được kết quả. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động tuyền thông trong trường học, trong cộng đồng dân cư. Đối với bệnh SXH cần lưu ý với người dân là “không có lăng quăng thì không có SXH”, đối với bệnh TCM cần tăng cường vệ sinh ở các nhà trẻ, mẫu giáo, vệ sinh thường xuyên đồ chơi của trẻ, nếu phát hiện trẻ mắc bệnh TCM thì phải kịp thời cách ly, theo dõi để tránh lây lan cho trẻ khác./.
Hà Duy Lộc
Tổ TTGDSK, TTYT Châu Phú